Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lan ý

Cây lan ý không chỉ nổi bật bởi vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tích cực. Đây là một trong những loại cây được ưa chuộng để trưng bày trong nhà, văn phòng hoặc làm quà tặng. Sau đây, Khu vườn trong thành phố sẽ chia sẻ cùng các bạn ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lan ý nhé.

Cây lan ý là gì?

Cây lan ý (tên khoa học: Spathiphyllum) , thuộc họ Ráy (Araceae)có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ và Đông Nam Á. Loài cây này được tìm thấy nhiều trong các khu rừng mưa nhiệt đới ẩm, nơi có bóng râm và độ ẩm cao. Cây được biết đến với lá xanh bóng đẹp và hoa màu trắng hình dạng giống cánh buồm, nên còn có tên gọi khác là cây buồm trắng.

Cây lan ý có bao nhiêu loại?

Cây lan ý (Spathiphyllum) có nhiều loại khác nhau tùy vào kích thước, hình dạng lá và hoa. Dưới đây là một số loại lan ý phổ biến nhất:

  1. Lan ý Mini (Spathiphyllum Petite)

  • Kích thước nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 20-30 cm.
  • Lá thon nhỏ, màu xanh đậm, phù hợp trồng trong chậu nhỏ để trang trí bàn làm việc hoặc góc phòng.
  • Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lan ý
    Lan ý nhỏ phù hợp bàn làm việc
  1. Lan ý đại (Spathiphyllum Sensation)

  • Là loại lan ý lớn nhất, có thể cao tới 1.5 – 2m.
  • Lá bản to, dài, dày và màu xanh đậm, tạo vẻ đẹp sang trọng, thích hợp làm cây trang trí nội thất lớn.
Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lan ý
Cây lan ý đại phù hợp với không gian lớn
  1. Lan ý cẩm thạch (Spathiphyllum Domino)

  • Điểm đặc biệt là lá có đốm trắng loang lổ rất đẹp, mang vẻ độc đáo so với các loại lan ý khác, còn được gọi là lan ý domino.
  • Kích thước trung bình, thường được chọn làm cây trang trí nội thất.
Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lan ý
Lan ý cẩm thạch với màu sắc lá độc đáo

Xem thêm >> Địa điểm mua cây lan ý cẩm thạch

  1. Lan ý Mauna Loa (Spathiphyllum Mauna Loa)

    • Loại lan ý phổ biến nhất trên thị trường.
    • Lá xanh đậm, hoa trắng tinh khôi, chiều cao từ 50-70 cm.
    • Thường được sử dụng để làm cây cảnh trang trí trong nhà hoặc văn phòng.
Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lan ý
Lan ý Mauna Loa là loại lan ý phổ biến nhất trên thị trường
  1. Lan ý Clevelandii (Spathiphyllum Clevelandii)

  • Loại này có lá dài và thuôn hơn so với các giống khác, hoa trắng đặc trưng.
  • Chiều cao trung bình khoảng 60 cm, dễ chăm sóc và thích nghi tốt với môi trường trong nhà.
Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lan ý
Lan ý Clevelandii với lá thanh mảnh
  1. Lan ý Chopin (Spathiphyllum Chopin)

  • Kích thước nhỏ gọn, lá xanh bóng, hoa màu trắng nhạt, được đặt tên theo nhà soạn nhạc nổi tiếng Chopin.
  • Thường được sử dụng làm cây để bàn hoặc trồng trong phòng nhỏ.
Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lan ý
Lan ý Chopin

Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lan ý

Trong phong thủy, lan ý được coi là loài cây tượng trưng cho sự hòa hợp, bình yên và tài lộc. Dưới đây là những ý nghĩa phong thủy chính của cây lan ý:

Lan ý có khả năng cân bằng nguồn năng lượng trong nhà, giúp không gian trở nên hài hòa, ấm áp hơn. Cây mang đến sự bình yên và hòa thuận trong gia đình, giúp hóa giải các xung đột, căng thẳng giữa các thành viên.

Lan ý còn được coi là cây thu hút vượng khí, kích hoạt tài lộc, tiền bạc và đem lại may mắn trong cuộc sống, công việc cho gia chủ.

Hoa lan ý màu trắng tinh khôi, đại diện cho sự trong sạch, tinh khiếtbình yên trong tâm hồn. Cây còn giúp cải thiện không khí, lọc bỏ các chất độc hại, tạo môi trường sống trong lành và tốt cho sức khỏe.

Cây lan ý có khả năng hấp thụ các nguồn năng lượng tiêu cựctà khí, giúp thanh lọc không gian sống

Phù hợp đặt ở những nơi cần năng lượng tích cực như phòng khách, phòng ngủ hoặc nơi làm việc, cửa ra vào.

Theo phong thủy ngũ hành, cây lan ý phù hợp nhất với người mệnh Kim và mệnh Thủy. Đặt cây trong nhà hoặc nơi làm việc sẽ giúp những người thuộc hai mệnh này thu hút may mắn, tài lộc và gặp nhiều thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống.

Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lan ý
Lan ý phù hợp đặt ở những nơi cần năng lượng tích cực

Cách trồng cây lan ý

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Chậu cây: Chọn chậu có lỗ thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng, có thể chọn chậu đá mài để thêm sự trang nhã, tăng tính thẩm mĩ
  • Đất trồng: Sử dụng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Có thể trộn đất thịt với xơ dừa, trấu hun hoặc phân hữu cơ.
  • Cây giống: Chọn cây lan ý khỏe mạnh, lá xanh mướt, không có dấu hiệu sâu bệnh.
Chậu cây lan ý cẩm thạch trồng trong chậu đá mài trụ tròn 25x25cm

Xem thêm >> Những mẫu chậu đá mài trồng cây Lan ý đẹp

Quy trình trồng:

Cho một lớp sỏi hoặc viên đất nung vào đáy chậu để tăng khả năng thoát nước.

Đổ một phần đất vào chậu, đặt cây lan ý vào giữa chậu, sau đó phủ đất nhẹ nhàng lên phần rễ.

Nén đất nhẹ xung quanh gốc để cây đứng vững.

Tưới nước nhẹ để làm ẩm đất, tránh tưới quá nhiều nước khiến cây bị úng.

Đặt cây ở nơi có ánh sáng gián tiếp, tránh ánh nắng gay gắt.

Cách chăm sóc cây lan ý

Ánh sáng

  • Lan ý là cây ưa bóng râm, thích hợp với ánh sáng gián tiếp hoặc ánh sáng đèn huỳnh quang.
  • Tránh để cây dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, vì có thể làm lá cây cháy vàng.
  • Nếu đặt cây trong nhà, hãy cho cây tắm nắng nhẹ từ 1-2 tiếng vào buổi sáng sớm để cây phát triển khỏe mạnh.

Nước tưới

  • Lan Ý thích đất ẩm nhưng không chịu được ngập úng.
  • Tưới nước khoảng 2-3 lần/tuần hoặc khi đất trên bề mặt se khô. Vào mùa hè, có thể tưới thường xuyên hơn.
  • Không để nước đọng lại ở đáy chậu, vì dễ gây thối rễ.
Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lan ý
Tưới nước khoảng 2-3 lần/tuần hoặc khi đất trên bề mặt se khô
  • Độ ẩm
  • Cây lan ý ưa môi trường có độ ẩm cao. Bạn có thể phun sương nhẹ lên lá vào những ngày thời tiết hanh khô hoặc đặt chậu cây trên khay nước có sỏi.
  • Tránh để cây gần máy lạnh hoặc nơi có gió mạnh.

Nhiệt độ

  • Nhiệt độ lý tưởng cho lan ý là từ 18 – 30°C.
  • Cây không chịu được lạnh dưới 10°C hoặc sương giá, cần bảo vệ cây trong mùa đông.

Phân bón

  • Bón phân cho cây lan ý mỗi 1-2 tháng để bổ sung dinh dưỡng.
  • Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân NPK pha loãng theo tỷ lệ thích hợp.
  • Lưu ý không bón phân quá nhiều vì có thể làm cháy rễ và lá.

Phòng ngừa sâu bệnh

  • Bệnh thối rễ: Thường do tưới quá nhiều nước. Giảm lượng nước tưới và thay đất nếu cần.
  • Sâu bọ và nhện: Lau sạch lá thường xuyên và phun dung dịch xà phòng pha loãng hoặc thuốc trừ sâu sinh học khi cần.
  • Lá vàng, héo úa: Kiểm tra lại ánh sáng, độ ẩm và chế độ tưới nước.
Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lan ý
Kiểm tra ngay khi cây có dấu hiệu bệnh

Cắt tỉa và làm sạch lá

  • Thường xuyên cắt bỏ lá già, lá úa vàng để cây tập trung dinh dưỡng nuôi lá mới.
  • Lau sạch bụi bẩn trên lá bằng khăn ẩm để lá luôn xanh bóng và quang hợp tốt hơn.

Lưu ý khi chăm sóc lan ý

  • Đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ và không gian thoáng mát.
  • Tránh để cây trong môi trường quá khô hoặc quá ẩm lâu ngày.
  • Chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường của cây như lá úa vàng, héo rũ để kịp thời khắc phục.

Nhân giống cây lan ý

  • Phương pháp tách bụi:
  1. Chọn cây mẹ khỏe mạnh và đào nhẹ xung quanh gốc.
  2. Tách từng nhánh nhỏ có rễ và lá riêng.
  3. Trồng các nhánh đã tách vào chậu mới với đất tơi xốp, giữ ẩm và chăm sóc như cây trưởng thành.

Hy vọng bài viết Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lan ý sẽ giúp các bạn có them nhiều kiến thức hữu ích về loài cây này. Với sự chăm sóc đúng cách, cây lan ý sẽ luôn xanh tươi, ra hoa trắng đẹp, mang lại không gian trong lành và vận may, tài lộc cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ

KHU VƯỜN TRONG THÀNH PHỐ

Điện Thoại: 0931 141 500 – 0778 889 159

Email: khuvuontrongthanhpho@gmail.com

Website : khuvuontrongthanhpho.com

Fanpage: facebook.com/khuvuontrongthanhpho/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0931.141.500