Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh

Bên cạnh các loại cây trồng cạn thông thường, cây thủy sinh cũng là một lựa chọn được nhiều người ưa thích vì sự độc đáo, thẩm mĩ và những lợi ích của nó. Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh không quá khó, tuy nhiên cần sự đam mê và tìm hiểu của người chăm. Sau đây, Khu vườn trong thành phố sẽ giới thiệu cho các bạn cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh đơn giản, dễ áp dụng nhất nhé.

Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh
Chậu đá mài tròn trồng cây thủy sinh ngoài trời

Cây thủy sinh là gì?

Cây thủy sinh là các loại cây có khả năng sống và phát triển trong môi trường nước (ngập nước hoàn toàn hoặc bán ngập nước). Chúng thường được sử dụng trong bể cá, hồ thủy sinh hoặc ao hồ để trang trí, cung cấp oxy và hỗ trợ cân bằng sinh thái.

Đặc điểm của cây thủy sinh

Khả năng sống dưới nước: Cây thủy sinh có cấu trúc thích nghi với môi trường nước, như lá mỏng hơn để hấp thụ dinh dưỡng và oxy từ nước.

Rễ phát triển đặc biệt: Rễ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp từ nước hoặc đất nền dưới nước.

Đa dạng hình dáng: Cây thủy sinh có nhiều loại với hình dáng và màu sắc khác nhau, từ lá dài, lá tròn, đến các loại cây dạng cỏ hoặc dạng rêu.

Vai trò sinh thái:

    • Cung cấp oxy và hấp thụ CO2 trong nước;
    • Là nơi trú ẩn và sinh sản cho cá, tôm, hoặc các sinh vật nhỏ khác;
    • Hấp thụ các chất dư thừa (như nitrat, photphat) để hạn chế sự phát triển của tảo.
    • Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh
      Chậu cây thủy sinh giúp cung cấp oxy và hấp thụ CO2 trong nước.

Phân loại cây thủy sinh

Cây thủy sinh được chia thành 3 nhóm chính dựa trên cách chúng sinh trưởng.

Cây sống hoàn toàn dưới nước:

    • Các loại cây này sống ngập nước hoàn toàn và lấy dinh dưỡng trực tiếp từ nước.
    • Ví dụ: Rong đuôi chồn, rêu Java, trân châu ngọc trai,…
Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh
Cây trân châu ngọc trai là cây sống hoàn toàn dưới nước

Cây bán cạn (sống ngập nước và trên cạn):

    • Loại cây này có thể sống cả trong nước và trên cạn. Khi trong bể, chúng phát triển ngập nước nhưng vẫn cần một phần ánh sáng từ không khí.
    • Ví dụ: Cây ráy, tiêu thảo, bucep,….
Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh
Cây ấu thái trồng thủy sinh

Xem thêm  >> Các loại cây bán cạn: Cây ấu thái, Cây hoa sen, Cây thủy trúc, Cây bách thủy  tiên

Cây nổi:

    • Những cây này không cắm rễ vào đất mà nổi trên bề mặt nước. Chúng hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ nước.
    • Ví dụ: Bèo, lục bình, bèo Nhật….
Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh
Cây bèo tây trong bể cây thủy sinh kết hợp

Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh

Cách trồng cây:

Đối với Cây sống hoàn toàn dưới nước hoặc bán cạn như rong đuôi chồn, ngô công thảo, ngọc trai, rêu Java, ráy thủy sinh, tiêu thảo, …

  • Rửa sạch cây để loại bỏ bụi bẩn, tảo hoặc ốc sên.
  • Cắt tỉa rễ hỏng, lá úa hoặc phần thân bị hư.
  • Tách các bụi cây ra nếu chúng quá dày để trồng dễ dàng hơn.
  • Dùng nhíp thủy sinh để cắm cây xuống đất nền. Nhíp giúp thao tác dễ dàng và không làm tổn thương rễ, cắm cây với khoảng cách phù hợp (khoảng 2-3 cm giữa các cây), đảm bảo đủ không gian cho cây phát triển.
  • Các loại cây như rong đuôi chồn hoặc ngô công thảo không cần cắm rễ. Chúng có thể được buộc nhẹ vào đá, lũa hoặc để tự do trong nước, dùng dây cước hoặc keo thủy sinh để cố định nếu cần.
  • Rêu như rêu Java có thể buộc vào đá hoặc lũa bằng dây cước mảnh, dán rêu bằng keo chuyên dụng cho thủy sinh nếu muốn tạo mảng rêu trên bề mặt.
Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh
Chậu cây thủy sinh đơn giản cho không gian nhỏ

Đối với cây thủy sinh nổi như bèo Nhật, bèo tấm, bèo cái, bèo hoa dâu, lục bình, lan nước,….

Rửa sạch cây bằng nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, hoặc ký sinh trùng, kiểm tra loại bỏ lá úa hoặc cây bị hỏng để tránh ô nhiễm nước.

  • Đặt nhẹ nhàng cây lên mặt nước, đảm bảo rễ cây tiếp xúc với nước.
  • Phân bổ đều cây trên mặt nước, không để cây quá dày đặc để tránh cản ánh sáng.
  • Có thể cố định cây bằng vòng nổi hoặc dây cước.
  • Có thể trồng cây trong bể kính, chậu gốm, chậu đá mài, hồ nước,…..
Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh
Trồng cây thủy sinh trong chậu đá mài là xu hướng đang được ưa chuộng

Xem thêm >> Các mẫu Chậu đá mài phù hợp trồng cây thủy sinh

Chăm sóc cây sau khi trồng

Duy trì chất lượng nước

  • Thay nước từ 20-30% mỗi tuần để duy trì độ trong sạch.
  • Kiểm tra các thông số nước: Nhiệt độ (22-28°C), pH (6.0-7.5).

Bổ sung dinh dưỡng

  • Dùng phân nước hàng tuần để bổ sung vi lượng.
  • Nếu cây rễ, có thể bổ sung phân nhét vào đất nền.

Cung cấp ánh sáng và CO2

  • Đảm bảo cung cấp ánh sáng cho cây từ 6-8 giờ/ngày, không chiếu sáng quá lâu để tránh tảo phát triển, có thể dùng ánh sáng tự nhiên hoặc từ đèn led toàn phổ, đèn huỳnh quang. Có thể dựa vào đặc điểm từng loại cây để chon thời gian và loại ánh sáng phù hợp.
  • Cung cấp CO2 (tùy chọn) nếu cây yêu cầu, đặc biệt là cây thân cao hoặc có màu đỏ.

Cắt tỉa và kiểm soát tảo

  • Cắt bỏ lá úa hoặc cây bị hỏng để ngăn ngừa ô nhiễm nước.
  • Nếu xuất hiện tảo, có thể thêm tôm hoặc cá ăn tảo (như cá Otto, tôm Amano) để kiểm soát.
Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh
Nuôi cá kết hợp trong bể cây là một cách để kiểm soát tảo

Lưu ý

Tránh trồng cây quá dày ngay từ đầu để cây có không gian phát triển.

Theo dõi tình trạng cây trong 1-2 tuần đầu vì đây là giai đoạn cây thích nghi với môi trường mới.

Kiên nhẫn và điều chỉnh các yếu tố ánh sáng, dinh dưỡng, nước khi cần.

Với cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh như trên, chắc chắn bạn sẽ tạo ra một bể thủy sinh khỏe mạnh và đẹp mắt! Chúc các bạn thành công nhé.

Thông tin liên hệ

KHU VƯỜN TRONG THÀNH PHỐ

Điện Thoại: 0931 141 500 – 0778 889 159

Email: khuvuontrongthanhpho@gmail.com

Website : khuvuontrongthanhpho.com

Fanpage: facebook.com/khuvuontrongthanhpho/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0931.141.500