Cách phòng ngừa và trị rệp sáp hại cây cảnh

Cách phòng ngừa và trị rệp sáp hại cây

Đặc điểm của rệp sáp

Rệp sáp gốc phát triển vào mùa mưa, tập trung ở phần rễ chín, nếu mật độ cao chúng sẽ lan ra các rễ nang, rễ tơ. Vòng đời của rệp sáp vào khoảng 22-25 ngày tuổi, mật độ nhân cao.

Đặc điểm gây hại: lúc mới kí sinh, rệp sáp tập trung ở gốc cây hoặc gần mặt đất, sau đó rệp lan dần sang các rễ xung quanh, rệp tập trung phá hoại từ khi cây non đến khi cây chết đi.

Rệp sáp thường xuất hiện ở dưới mặt lá, các nách lá nơi chúng ta ít để ý. Nên khi  cây có biểu hiện vàng lá, cây yếu chúng ta mới phát hiện ra lúc đó mật độ rệp cũng đã dày đặc. 

Nếu mật độ rệp sáp gây hại cao nó sẽ làm cây sinh trưởng kém, rụng lá, giảm năng suất, chất lượng hoặc tệ hơn là cây sẽ chết đi. Mức độ gây hại nặng, sẽ có một lớp màu đen che phủ lá, quả, cành, làm cho cây quang hợp kém đi, rệp không vận động mà di chuyển nhờ vào loài kiến.

Vậy chúng xuất hiện do đâu?

  • Trứng, ấu trùng rệp đã có sẵn ở cây chủ lúc mới trồng nhưng do chúng quá nhỏ, hoặc mật độ quá ít nên chúng ta không phát hiện ra.
  • Do các công trùng tha đến như kiến..
  • Do các dụng cụ trồng cây, đất trồng hoặc chậu không sạch vẫn còn tàn dư của rệp.

Trên cây cảnh rệp sáp dễ xuất hiện trên những cây như cây có họ trúc đào: hồng anh, tuyết anh, cây sứ thái, cây sứ đại…. Các loại cây ăn trái như ổi, cóc, Xoài, …. Chúng xuất hiện trên cây ăn trái, những cây có nhiều nhựa mủ…

Biện pháp phòng rệp sáp hại cây 

+ Cần chăm sóc vườn cây thường xuyên, cắt bỏ những cành mọc sát mặt đất để tránh rệp sáp từ đất lây lan.

+ Thường xuyên theo dõi vườn cây bị bệnh rệp sáp để có những biện pháp phòng trừ thích hợp nhất.

+ Nếu thấy cây sinh trưởng kém, còi cọc, vàng héo, đầu lá quăn lại, trái nhỏ lá bị úa đi mà trên cây lại có nhiều kiến lửa, kiến cao cẳng thì cần mòi đất kiểm tra bộ rễ để phát hiện rệp và có biện pháp diệt trừ rệp kịp thời.

+ Khi thấy có rệp sáp phải tiến hành xử lý, xử lý sớm khi rệp mới xâm nhập gây hại, nếu để tạo thành mang song sẽ rất khó phòng trừ. Đối với những cây bị hại quá nặng có thể nhổ bỏ và mang tiêu hủy tránh lây lan sang những cây khác trong vườn.
+ Khi phát hiện kiến bò lên cây cần tiêu diệt kiến, bởi kiến sẽ tha rệp lên cây nuôi và hút dịch từ rệp.

+ Khu vực gốc phải thoáng đãng, k ngưng đọng nước hoặc không thoát nước được vì nước cũng là nguồn lây lan rệp sáp sau kiến.

+ Với những cây bị chết do rệp sáp gây hại, trước khi trồng lại cây khác, cần rải hoặc tưới thuốc trừ rệp vào gốc để diệt rệp.

Cách trị rệp sáp đơn giản:

  1. Trị rệp sáp bằng hỗn hợp nước rửa chén loãng

Chúng ta sẽ trộn hỗn hợp nước rửa chén+dầu ăn+nước. Sau đó chúng ta sẽ xịt lên bề mặt lá.Xịt trong vòng bán kính 60cm cho hiệu quả tốt nhất,  lưu ý xịt vào khoảng 9-10h sáng vì lúc này trời nắng, phun xịt sẽ dễ dàng bám lên bề mặt lá.

Sau khi phun xong, đợi hỗn hợp trên khô, ta sẽ loại bỏ rệp sáp còn bám trên cây. Một tuần nên xịt lại 2 lần để đảm bảo hiệu quả trị rệp sáp trong khu vườn nhà bạn.

  1. Thuốc trị rệp sáp sinh học

Ta có thể sử dụng thuốc phun lên lá hoặc hoà vào nước tưới gốc để trị rệp sáp cho cây. Một số loại thuốc như: RV06, Regent 5SC, Dragon 585EC, Sago Super 20EC, Pyrinex 20EC, Butyl 400SC… tỷ lệ 2 dầu (dầu khoáng dẫn dụ rệp SK 99EC)+ 1 thuốc.

Cơ chế tác động của các loại thuốc hoá học là:

+ xua đuổi nhanh, hạn chế côn trùng sinh sản trong vườn.

+ kiểm soát dịch hại, ấu trùng, trứng giúp ngăn ngừa bùng phát.

+ Phổ rộng, liên tục, hiệu lực kéo dài, an toàn cho người sử dụng.

Thông tin liên hệ

KHU VƯỜN TRONG THÀNH PHỐ

Điện Thoại/zalo: 0931 141 500 (viber) – 0778 889 159

Email: khuvuontrongthanhpho@gmail.com

Website : khuvuontrongthanhpho.com

Fanpage: facebook.com/khuvuontrongthanhpho/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0931.141.500